VPBank gây bức xúc cho khách hàng từ những chiêu trò lừa đảo?

Phapluat net - Không chỉ liên tục bị khách hàng khiếu nại mất tiền trong thẻ, ngân hàng VPBank còn bị tố buộc khách hàng trả lãi dù chưa được giải ngân khoản vay hay mập mờ trong quy trình thẩm định vốn vay, làm hồ sơ vay vốn...

Mua mỹ phẩm làm đẹp, khách hàng biến thành 'con nợ' của VPbank

Chị Nguyễn Thị T. phản ánh vào chiều ngày 2/7, chị được mời đến một trung tâm chăm sóc sắc đẹp để chăm sóc da mặt miễn phí. Sau khi được nhân viên tư vấn mua bộ sản phẩm 43 triệu đồng chị từ chối.

Sau đó, nhân viên trung tâm chăm sóc sắc đẹp đã ghi hồ sơ cho chị thu nhập 10 triệu/ tháng dù thực tế chị chỉ thu nhập 4,5 triệu/ tháng. Khi thắc mắc, chị được giải thích là không sao.

Hồ sơ vay của chị T. được ngân hàng VPBank chóng vánh thông qua.

Một lát sau, trong lúc không tỉnh táo chị đã đặt bút ký vào hợp đồng mua bộ sản phẩm theo hình thức trả góp trong vòng 2 năm. Nguồn tiền trả nợ là từ hợp đồng vay tín chấp với ngân hàng VPBank, số tiền phải trả hàng tháng là 1.792.000 đồng.

Chị T. thắc mắc: “Không hiểu quy trình thẩm định vốn vay của ngân hàng VPbank như thế nào mà chỉ cần một khoảng thời gian ngắn như vậy, với một lời khai tự phát trong hồ sơ vay vốn mà ngân hàng VPBank đã quyết định cho khách hàng vay ngay trong ngày hôm sau mà không cần kiểm tra, thẩm định xem nguồn thu nhập có chính xác như khách hàng khai báo hay không?”Tất toán trước hạn khoản vay, VPBank bỗng liệt khách hàng vào nhóm nợ xấu

Tất toán trước hạn khoản vay, VPBank bỗng liệt khách hàng vào nhóm nợ xấu

Anh Ngô Văn Tới (sinh 27/05/1981 có địa chỉ số 1, H5 ngõ 203 Kim Ngưu- Phường Thanh Lương- Quận hai Bà Trưng- TP Hà Nội) phản ánh, anh bị ngân hàng VPBank liệt anh vào nhóm nợ xấu, nhóm 5 – nhóm dư nợ có khả năng mất vốn - trên hệ thống của Trung tân tín dụng Quốc Gia (CIC) khiến anh không thể vay được ở các ngân hàng khác vì lịch sử vay nợ của mình trước đó với ngân hàng VPBank.

Xác nhận đã trả hết nợ của anh Ngô Văn Tới ngày 28/3/2016.

Anh Tới cho biết, vào năm 2014 do có nhu cầu mua sắm đồ trong nhà nên anh có đến ngân hàng VPBank vay tín chấp và được ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- CN Thăng Long (VPBank chi nhánh Thăng Long) đồng ý cho vay 150 triệu đồng, thời hạn vay 36 tháng (từ 24/6/2014 đến 24/6/2017). Trong quá trình vay vốn, anh luôn thực hiện đầy đủ, đúng hạn những thông báo trả nợ gốc và lãi do ngân hàng VBBank thông báo.

Sau khi vay được hơn 20 tháng, anh Tới có được khoản tiền để trả hết ngân hàng VPBank nên anh đã đến ngân hàng để tất toán trước hạn. Sau đó do có việc cần đến vốn nên anh Tới tìm đến ngân hàng khác vay tiền thì mới ngã ngửa là ngân hàng VPBank đã liệt anh vào nhóm nợ xấu khiến anh không thể vay tiền.

Thắc mắc, anh Tới được ngân hàng giải thích do anh "có nhiều lần thanh toán chậm dẫn đến khoản vay bị quá hạn và số ngày quá hạn dài nhất lên đến 413 ngày. Theo điều 10 thông tư số 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 21 tháng 1 năm 2013, các khoản vay bị quá hạn trên 360 ngày có thể được phân loại theo nợ theo nhóm nợ 5 (nợ xấu)".

Anh Tới bức xúc cho rằng, anh đã có hơn 10 lần trả tiền cho ngân hàng, anh có thể chậm trả nhưng không lần nào chậm trả đến 13 tháng 18 ngày, trong bản sao kê lịch sử giao dịch đều thể hiện rõ.

Khách hàng bỗng nhiên trở thành "con nợ" khi được VPBank chuyển tiền vào tài khoản

Ngày 14/2/2017, ông Nguyễn Trọng Tấn (SN 1976, trú tại Thôn Xuân Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, Thái Bình) phản ánh do bị bệnh hiểm nghèo nên đã đến ngân hàng VPBank và được ngân hàng cho vay 110 triệu đồng với lãi suất 27% một năm theo hình thức vay tín chấp, các thủ tục vay được ký theo đúng quy định của ngân hàng. Sau 2 năm thay thận, được người thân và bạn bè cho vay, bản thân ông cũng vay thêm Ngân hàng MB để đáo trước hạn vào ngân hàng VPBank với số tiền vay còn lại.

Ông Nguyễn Trọng Tấn người 'được' ngân hàng VPBank ép vay hơn 100 triệu đồng

Sau đó một thời gian ông trở bệnh, không hiểu sao có một người gọi điện cho ông chào mời vay tín chấp ở Ngân hàng VPBank với lãi suất 26%/năm. Tìm hiểu thấy một số ngân hàng khách vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn nên ông quyết định không vay ở Ngân hàng VPBank nữa. Nhưng không hiểu vì nguyên nhân nào mà Ngân hàng VPBank tự động giải ngân và ông nhận được số tiền 132 triệu đồng trong tài khoản.

Ngày 19/12/2016 ông Tấn nhận được tin nhắn qua điện thoại từ VPBank với nội dung: "Quý khách được phê duyệt hạn mức vay tín chấp 132 triệu, liên hệ ngay hôm nay, soạn VPB TOP15 gửi 8149. Nộp hồ sơ từ nay đến hết ngày 02/01/2017. Đến ngày 28/12/2016, ông Tấn lại nhận được tin nhắn VPBank với nội dung: "VPBank đã nhận hồ sơ cấp tín dụng của Quý khách (QK) và sẽ liên hệ với QK trong vài giờ. QK vui lòng chuẩn bị sẵn hồ sơ, thông tin cá nhân. Xin cảm ơn QK".

Sau đó, ông Tấn tiếp tục nhận được tin nhắn thông báo tài khoản của mình tại ngân hàng VPBank thông báo giảm 6.006.439VND do LD1700401788-1547595- thanh toán phí bảo hiểm tín dụng cho khách hàng. Đang lo lắng vì tài khoản bị trừ mất 6 triệu đồng thì bất ngờ hơn ông Tấn lại nhận được tin nhắn: "TK 70431092 tại VPBank tăng 132.000.000 VND do nhận nợ theo hợp đồng tín dụng LN1612260009435. Số dư tài khoản sau giao dịch là 125.933.561VND".

Lo lắng phải trả lãi hàng tháng hợp đồng tín dụng không hề được ký kết với VPBank, ông Tấn đã rất nhiều lần chủ động liên hệ qua điện thoại, làm đơn khiếu nại đến ngân hàng VPBank yêu cầu thu hồi lại số tiền mà phía hàng hàng này đã giải ngân vào tài khoản của ông, cũng như yêu cầu phía ngân hàng VPBank làm rõ về quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Sau đó, ngân hàng VPBank đã có công văn trả lời ông Tấn và đồng ý thu hồi lại khoản vay và miễn toàn bộ chi phí cho khách hàng.
x

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VPBank có dấu hiệu lừa đảo khách hàng?

Nếu cố tình sai phạm, TMV BB Thanh Mai sẽ bị xử lý nghiêm

TMV Thiên Khuê: Quảng cáo và làm dịch vụ vượt quá phạm vi cho phép?